6 nhóm phụ nữ được khuyến cáo không nên uống bổ sung collagen

11/05/2025
6 nhóm phụ nữ được khuyến cáo không nên uống bổ sung collagen
Table of Content

    Collagen đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì độ đàn hồi và vẻ ngoài tươi trẻ của làn da. Nhiều người chọn bổ sung collagen qua các sản phẩm như viên nén, bột hoặc nước uống. Tuy nhiên, phương pháp bổ sung này không phải lúc nào cũng phù hợp với tất cả mọi người. Trong một số trường hợp, việc sử dụng collagen có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt đối với nhóm phụ nữ có bệnh lý nền.

    Người có vấn đề về gan

    Gan là cơ quan chịu trách nhiệm chuyển hóa các chất đạm trong cơ thể, bao gồm cả collagen. Khi chức năng gan suy giảm do các bệnh lý như viêm gan, xơ gan hoặc suy gan, quá trình xử lý collagen có thể bị cản trở. Việc không kiểm soát đúng cách có thể gây rối loạn thần kinh hoặc mất ý thức. Do đó, người bệnh gan nên thận trọng và chỉ bổ sung collagen khi có chỉ định từ bác sĩ.

    Người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa

    Một số rối loạn chuyển hóa như gout hay phenylketon niệu có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi sử dụng collagen. Collagen chứa các axit amin như glycine, proline và hydroxyproline, những thành phần này có thể làm tăng axit uric trong máu, từ đó kích thích cơn gout cấp.

    6 nhóm phụ nữ được khuyến cáo không nên uống bổ sung collagen 1.png
    Cẩn trọng khi sử dụng collagen dạng viên, bột hay gel và kiểm tra rõ nguồn gốc sản phẩm

    Ngoài ra, những người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh có thể không dung nạp được một số thành phần trong collagen. Việc sử dụng collagen không đúng cách có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng chỉ trong một thời gian ngắn. Vì vậy, những nhóm người này cần được theo dõi chặt chẽ và chỉ sử dụng collagen khi có sự chỉ định rõ ràng từ chuyên gia y tế.

    Người đang điều trị rối loạn đông máu hoặc dùng thuốc chống đông

    Collagen có thể ảnh hưởng đến sự hình thành mô liên kết và mạch máu. Đồng thời, nó cũng có thể tương tác với các loại thuốc chống đông máu. Với những phụ nữ có rối loạn về đông máu hoặc đang sử dụng thuốc điều trị liên quan, khi uống collagen  có thể gây rối loạn đông máu, làm tăng nguy cơ xuất huyết. Để đảm bảo an toàn, phụ nữ trong nhóm đối tượng này cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định bổ sung collagen.

    Người có bệnh lý về thận

    Với những người mắc các bệnh lý như suy thận, sỏi thận hoặc viêm cầu thận, việc hấp thu lượng lớn protein từ collagen có thể khiến thận phải làm việc quá tải. Khi phải lọc thải liên tục trong tình trạng quá tải, cơ quan này dễ bị tổn thương nghiêm trọng theo thời gian.

    6 nhóm phụ nữ được khuyến cáo không nên uống bổ sung collagen 2.png
    Phụ nữ mắc các bệnh lý về thận nên thận trọng khi sử dụng collagen

    Trong quá trình phân giải, collagen tạo ra các chất như ure và creatinine. Nếu các chất này tích tụ trong máu, gây suy giảm chức năng thận. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc bổ sung protein không kiểm soát có thể đẩy nhanh tiến triển bệnh thận ở những người đã có tổn thương từ trước. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng collagen để tránh những hệ lụy không mong muốn.

    Người dị ứng với protein từ động vật

    Collagen thường được chiết xuất từ các nguồn như cá, bò hoặc heo. Những người có cơ địa nhạy cảm hoặc dễ bị dị ứng với protein động vật có thể gặp phải phản ứng dị ứng khi sử dụng các sản phẩm chứa collagen. Các triệu chứng dị ứng có thể xảy ra như nổi mẩn ngứa, khó thở hoặc sốc phản vệ. Để tránh nguy cơ này, bạn nên đọc kỹ nhãn sản phẩm, lựa chọn loại phù hợp với cơ thể hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có tiền sử dị ứng.

    6 nhóm phụ nữ được khuyến cáo không nên uống bổ sung collagen 3.png
    Người bị dị ứng protein động vật cần kiểm tra kỹ thành phần trước khi uống collagen

    Phụ nữ đang điều trị ung thư hoặc có tiền sử ung thư

    Các chuyên gia ung thư khuyến cáo bệnh nhân đang điều trị ung thư không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào, bao gồm cả collagen, nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Nguyên nhân là do collagen có thể tương tác với thuốc điều trị hoặc làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

    6 nhóm phụ nữ được khuyến cáo không nên uống bổ sung collagen 4.png
    Bệnh nhân ung thư nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung collagen

    Mặc dù chưa có bằng chứng rõ ràng về việc collagen gây ung thư, nhưng nguồn gốc từ động vật, đặc biệt là da cá, nếu không được xử lý đúng cách, có thể chứa các chất không mong muốn như hormone hoặc kim loại nặng. Vậy nên, bệnh nhân ung thư cần thận trọng khi sử dụng collagen hoặc bất kỳ thực phẩm chức năng nào khác trong quá trình điều trị.

    Khuyến nghị khi sử dụng collagen bổ sung

    Trước khi bắt đầu bổ sung collagen, bạn hãy lưu ý một số khuyến nghị quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe bao gồm:

    • Lựa chọn sản phẩm từ thương hiệu uy tín, có thông tin rõ ràng về nguồn gốc và thành phần.
    • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đang mắc bệnh nền hoặc dùng thuốc dài ngày.
    • Ưu tiên dùng collagen thủy phân (dạng peptide) vì dễ hấp thụ và ít gây áp lực cho hệ tiêu hóa.
    • Tăng cường sử dụng thực phẩm tự nhiên chứa collagen như nước hầm xương, cá hồi, trứng, đậu nành… thay vì lạm dụng thực phẩm chức năng.

    Collagen có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng phù hợp với để sử dụng. Với 6 nhóm phụ nữ được khuyến cáo không nên uống bổ sung collagen, hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh những tác động tiêu cực đến sức khỏe và cơ thể.

    Table of Content

      Blog mới nhất

      Bầu đau bụng lâm râm tháng cuối có sao không? Khi nào cần lo lắng?

      Đau bụng lâm râm ở tháng cuối thai kỳ là hiện tượng mà nhiều mẹ bầu gặp phải, gây không ít lo lắng. Phần lớn các trường hợp là bình thường do sự phát triển của thai nhi. Nhưng đôi khi, bầu đau bụng lâm râm tháng cuối cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.
      15/06/2025

      Dư ối và đa ối khác nhau thế nào?

      Dư ối và đa ối là hai tình trạng thai kỳ không giống nhau nhưng lại dễ bị nhầm lẫn. Hiểu rõ dư ối và đa ối khác nhau thế nào giúp các thai phụ chủ động trong theo dõi và chăm sóc sức khỏe.
      12/06/2025

      Bà bầu có nên ăn cao quy linh không? Giải đáp chi tiết

      Cao quy linh là món tráng miệng quen thuộc có nguồn gốc từ Đông y, được đánh giá cao nhờ khả năng thanh nhiệt, giải độc. Tuy nhiên, nhiều người có thắc mắc liệu bà bầu có nên ăn cao quy linh không vì lo ngại ảnh hưởng đến thai nhi. Bài viết sau sẽ giúp các mẹ bầu hiểu rõ về lợi ích và rủi ro của cao quy linh trong thai kỳ.
      11/06/2025

      6 Item "Trường Tồn" Mùa Hè: Mặc Kiểu Gì Cũng Đẹp!

      Đây chắc chắn là những items tối giản mà chất lượng nhất, nàng nào mặc cũng xinh.
      10/06/2025

      Nước ối màu gì là bình thường? Màu gì là bất thường?

      Màu sắc nước ối không chỉ phản ánh môi trường sống của thai nhi mà còn là dấu hiệu quan trọng cảnh báo sức khỏe thai kỳ. Nhiều mẹ bầu thắc mắc nước ối màu gì là bình thường, màu nào là bất thường? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về màu sắc của nước ối.
      10/06/2025