7 Nguyên Tắc Tài Chính Giúp Bạn Luôn Vững Vàng Không Ai Dạy

02/06/2025
7 Nguyên Tắc Tài Chính Giúp Bạn Luôn Vững Vàng Không Ai Dạy
Table of Content

    1. Trích tiền tiết kiệm trước khi tiêu – không phải ngược lại

    Ngày nhận lương, việc đầu tiên tôi làm không phải là thanh toán hóa đơn, cũng không phải là đi siêu thị. Tôi trích ngay 20% lương vào tài khoản tiết kiệm cố định – rồi mới tính toán phần còn lại.

    Nguyên tắc của tôi: Tiết kiệm là chi phí bắt buộc – không phải phần còn lại.

    7 nguyên tắc tài chính tôi tự đặt ra, giúp bản thân luôn vững vàng tiền bạc dù không ai dạy- Ảnh 1.

    2. Luôn có một khoản tiền “không được đụng tới”

    Tôi gọi đó là vùng đỏ tài chính. Trong tài khoản ngân hàng, tôi đặt một con số “sàn” – ví dụ: 2 triệu. Dù có chuyện gì xảy ra, tôi cũng không để số dư xuống thấp hơn con số đó.

    Việc này giúp tôi giữ được tâm lý an toàn, tránh tiêu theo cảm hứng “vì còn tiền”.

    Nguyên tắc của tôi: Luôn có lớp đệm. Không bao giờ để mình chạm đáy.

    3. Không góp mặt trong việc chi tiền thì không có quyền than phiền khi tiền thiếu

    Đây là nguyên tắc tôi tự đúc kết sau vài lần bực mình vì tiền trong nhà “tự nhiên vơi”. Nếu không trực tiếp theo dõi dòng tiền, không đặt câu hỏi, không ghi lại chi tiêu – thì cũng không nên trách người khác, hay trách số phận.

    Nguyên tắc của tôi: Tiền không tự dư ra, cũng không tự bốc hơi. Người cầm – phải kiểm soát.

    4. Mỗi tháng đều phải biết tiền đi đâu – ít nhất 5 khoản lớn nhất

    Tôi không đủ kiên nhẫn để ghi từng ly trà sữa hay cây kẹo mút. Nhưng tôi luôn ghi lại 5 khoản chi lớn nhất trong tháng. Nhìn vào đó, tôi biết ngay tháng này mình tiêu vì nhu cầu, hay vì cảm xúc – và có gì cần điều chỉnh.

    Nguyên tắc của tôi: Không ghi tất cả – nhưng phải nhìn ra trọng tâm.

    5. Không quyết định chi tiêu lớn trong vòng 48 giờ

    7 nguyên tắc tài chính tôi tự đặt ra, giúp bản thân luôn vững vàng tiền bạc dù không ai dạy- Ảnh 2.

    Nếu món đồ nào trên 500.000 đồng, tôi phải đợi 48 tiếng rồi mới mua. Đa số trường hợp: sau 2 ngày, tôi không còn muốn nó nữa. Hoặc tôi tìm được phiên bản rẻ hơn – hoặc tôi nhận ra là không cần mua.

    Nguyên tắc của tôi: Không tiêu tiền khi cảm xúc còn đang chi phối.

    6. Mỗi tháng đều có một khoản “chi cho bản thân – không cần lý do”

    Nghe có vẻ mâu thuẫn với những nguyên tắc trên? Nhưng không. Đây là điều giúp tôi giữ được sự tích cực và cảm giác làm chủ.

    Tôi dành 300.000–500.000 đồng mỗi tháng để làm gì đó cho riêng mình: mua sách, gội đầu tiệm xịn, ăn một món mình thích – không cần giải thích với ai.

    Nguyên tắc của tôi: Nếu mình là người giữ tài chính, thì cũng phải được nhận phần xứng đáng.

    7. Không bao giờ để người khác toàn quyền quyết định tiền của mình – kể cả người thân nhất

    Dù là chồng, bố mẹ hay ai khác, tôi vẫn luôn giữ một phần tiền riêng. Không phải để giấu – mà để giữ quyền chủ động nếu có chuyện xảy ra. Tôi đã thấy nhiều phụ nữ “trắng tay” sau ly hôn hoặc sau khi người thân gặp biến cố – chỉ vì tất cả tài chính đều do người khác giữ.

    Nguyên tắc của tôi: Tiền là quyền. Đã không giữ tiền thì cũng không giữ được lựa chọn.

    7 nguyên tắc tài chính tôi tự đặt ra, giúp bản thân luôn vững vàng tiền bạc dù không ai dạy- Ảnh 3.

    Tự đặt luật để tiền không chi phối mình

    Tôi không giàu. Nhưng tôi không hoang mang. Tôi không có nhiều nguồn thu. Nhưng tôi biết dòng tiền mình đang chảy đi đâu.

    Những nguyên tắc trên không khiến tôi thành chuyên gia tài chính. Chúng chỉ khiến tôi sống chủ động hơn mỗi ngày, không phụ thuộc, không lâm vào thế bị động.

    Tiền của tôi – tôi quyết định. Không ai dạy, nhưng tôi đã học – và tự đặt luật cho mình.

     

    Nguồn: Kênh 14

     

    Xem thêm:

    Table of Content

      Blog mới nhất

      Xịt khóa nền trước hay phấn phủ trước? Chuẩn quy trình trang điểm hoàn hảo

      Trong quy trình trang điểm, thoa kem nền không chỉ dừng lại ở bước phủ mà còn cần “khóa” để giữ độ bền màu và độ lì. Giữa hai lựa chọn: Xịt khóa nền trước hay phấn phủ trước, đâu mới là cách tối ưu để nền lâu trôi, mịn lì mà không làm bí da? Bài viết này sẽ giải đáp rõ ràng và cụ thể.
      13/07/2025

      Danh sách 15 loại nước ép tốt cho sức khỏe mà bạn nên biết

      Nước ép không chỉ là thức uống giải khát mà còn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, không phải loại nước ép nào cũng tốt như bạn nghĩ. Bài viết này sẽ giúp bạn chọn lựa 15 loại nước ép tốt cho sức khoẻ, an toàn và hiệu quả.
      13/07/2025

      Nếu bạn thường tiêu tiền vào 4 điều này, xin chúc mừng: Bạn là người có EQ cao!

      Người EQ cao thường tiêu tiền vào 4 điều này, giúp duy trì sự cân bằng, phát triển bản thân và tạo dựng mối quan hệ bền vững.
      12/07/2025

      Thói quen xấu sau khi giặt quần áo khiến cả nhà mắc bệnh! Rất nhiều người không để ý chi tiết này

      Hành động tưởng như vô hại này thực ra có thể đang nuôi dưỡng hàng triệu bào tử nấm mốc!
      12/07/2025

      Tỏi: Tác dụng, cách dùng và những lưu ý quan trọng cho sức khỏe

      Tỏi là một gia vị quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, không chỉ tạo hương vị hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng tỏi sao cho hiệu quả và an toàn.
      12/07/2025