Người Việt có 3 kiểu ăn cơm độc hại cần bỏ ngay kẻo nuôi lớn ung thư mỗi ngày

10/05/2025
Người Việt có 3 kiểu ăn cơm độc hại cần bỏ ngay kẻo nuôi lớn ung thư mỗi ngày
Table of Content

    Ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy một số thói quen ăn uống hàng ngày, nếu duy trì lâu dài, có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Dưới đây là ba thói quen phổ biến trong bữa ăn được các chuyên gia cảnh báo là có thể làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng, dạ dày và vú.

    1. Ăn nhiều cơm với thực phẩm chứa đường và tinh bột tinh chế

    Việc ăn quá nhiều cơm trắng cùng lúc với các món ăn đậm đường, nước sốt sánh đặc, bánh mì trắng, mì gói... có thể khiến lượng đường huyết và insulin trong cơ thể tăng nhanh. Tình trạng này nếu kéo dài có thể dẫn đến viêm mạn tính, rối loạn chuyển hóa và làm tăng nguy cơ phát triển tế bào ung thư.

    Một nghiên cứu trên hơn 47.000 người trưởng thành cho thấy, những người tiêu thụ nhiều tinh bột tinh chế có nguy cơ tử vong do ung thư đại trực tràng cao gần gấp đôi so với những người ăn ít. Bên cạnh đó, người mắc tiểu đường, tình trạng đặc trưng bởi đường huyết và insulin cao cũng được ghi nhận có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn khoảng 22%.

    81833582_1630945913714675_8910105926967492608_o.jpg

    2. Ăn thịt chế biến sẵn trong các bữa cơm

    Các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, giăm bông, thịt xông khói, lạp xưởng... thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn sáng hoặc bữa cơm tiện lợi của người Việt. Tuy nhiên, theo Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), các loại thịt chế biến này được xếp vào nhóm chất có khả năng gây ung thư cho người.

    Tổng hợp từ nhiều nghiên cứu quốc tế cho thấy, việc ăn 50g thịt chế biến mỗi ngày (tương đương một cây xúc xích hoặc vài lát thịt nguội) có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng thêm 18%. Nguy cơ này có thể cao hơn ở những người tiêu thụ thịt chế biến với tần suất và khối lượng lớn hơn.

    3. Thường xuyên ăn thực phẩm nấu ở nhiệt độ cao như chiên, nướng, áp chảo

    Việc chế biến thực phẩm ở nhiệt độ cao như nướng than, chiên giòn, quay hoặc áp chảo có thể tạo ra các hợp chất có hại như amin dị vòng (HCA) và sản phẩm glycat hóa bền vững (AGEs). Các chất này được ghi nhận là có khả năng gây tổn thương tế bào, thúc đẩy phản ứng viêm mạn tính và liên quan đến sự hình thành của các khối u.

    Các loại thực phẩm dễ sinh ra HCA và AGEs gồm thịt đỏ, phô mai, trứng chiên, bơ, các loại hạt nhiều dầu hoặc đồ ăn nhanh. Nguy cơ này càng cao nếu thực phẩm bị cháy cạnh hoặc nướng trực tiếp trên than hồng. Một số nghiên cứu cho thấy thói quen ăn đồ nướng, chiên đi chiên lại dầu mỡ nhiều lần có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày và đại trực tràng.

    com-tam.jpg

    Chế biến thực phẩm ở nhiệt độ cao như nướng than, chiên giòn, quay hoặc áp chảo có thể tạo ra các hợp chất có hại như amin dị vòng (HCA) và sản phẩm glycat hóa bền vững (AGEs).

    Cần lưu ý gì khi ăn cơm để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ?

    Để giảm nguy cơ ung thư từ chế độ ăn uống hàng ngày, các chuyên gia khuyến cáo nên:

    Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột tinh chế, ưu tiên ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, trái cây tươi.

    Tránh sử dụng thịt chế biến sẵn thường xuyên trong bữa ăn gia đình.

    Ưu tiên phương pháp nấu ăn lành mạnh như hấp, luộc, hầm thay vì chiên rán hoặc nướng trực tiếp ở nhiệt độ cao.

    Chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp duy trì cân nặng hợp lý, phòng tránh tiểu đường mà còn góp phần bảo vệ cơ thể trước nguy cơ ung thư.

    Table of Content

      Blog mới nhất

      Đi bộ vào buổi tối giúp giảm mỡ bụng như thế nào?

      Giảm mỡ bụng là mục tiêu phổ biến của nhiều người trong hành trình cải thiện vóc dáng và sức khỏe. Một trong những cách đơn giản, dễ thực hiện nhưng hiệu quả cao là đi bộ vào buổi tối. Phương pháp này không chỉ giúp tiêu hao năng lượng mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa, cải thiện giấc ngủ và điều hòa đường huyết.
      18/06/2025

      Bầu có ăn được rau răm không? Những lưu ý mẹ bầu cần biết

      Trong thời kỳ mang thai, chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Một trong những câu hỏi phổ biến mà nhiều mẹ bầu thắc mắc là bầu có ăn được rau răm không? Rau răm là loại rau gia vị quen thuộc nhưng liệu có thực sự an toàn cho thai nhi? Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp thắc mắc và những lưu ý mẹ bầu cần biết.
      18/06/2025

      Bầu đau bụng lâm râm tháng cuối có sao không? Khi nào cần lo lắng?

      Đau bụng lâm râm ở tháng cuối thai kỳ là hiện tượng mà nhiều mẹ bầu gặp phải, gây không ít lo lắng. Phần lớn các trường hợp là bình thường do sự phát triển của thai nhi. Nhưng đôi khi, bầu đau bụng lâm râm tháng cuối cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.
      15/06/2025

      Dư ối và đa ối khác nhau thế nào?

      Dư ối và đa ối là hai tình trạng thai kỳ không giống nhau nhưng lại dễ bị nhầm lẫn. Hiểu rõ dư ối và đa ối khác nhau thế nào giúp các thai phụ chủ động trong theo dõi và chăm sóc sức khỏe.
      12/06/2025

      Bà bầu có nên ăn cao quy linh không? Giải đáp chi tiết

      Cao quy linh là món tráng miệng quen thuộc có nguồn gốc từ Đông y, được đánh giá cao nhờ khả năng thanh nhiệt, giải độc. Tuy nhiên, nhiều người có thắc mắc liệu bà bầu có nên ăn cao quy linh không vì lo ngại ảnh hưởng đến thai nhi. Bài viết sau sẽ giúp các mẹ bầu hiểu rõ về lợi ích và rủi ro của cao quy linh trong thai kỳ.
      11/06/2025