Nguyên nhân khiến trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy và cách chăm sóc tại nhà

05/12/2024
Nguyên nhân khiến trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy và cách chăm sóc tại nhà
Table of Content

    Nguyên nhân nào khiến trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy?

    Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là do bé uống hoặc chích ngừa một số loại vắc xin có thể gây ra các phản ứng phụ liên quan đến đường tiêu hoá như vắc xin 6 in 1, vắc xin 5 in 1, vắc xin 4 in 1, vắc xin 3 in 1, vắc xin phòng ngừa bệnh tiêu chảy do Rotavirus gây ra, vắc xin cúm, vắc xin sởi - quai bị - rubella, vắc xin ngừa phế cầu khuẩn…

    Đặc biệt, có khoảng từ 1 - 3% trẻ sau khi uống vắc xin ngừa tiêu chảy cấp do virus Rota gặp phải phản ứng rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, tiêu chảy… Các chuyên gia cho biết, tình trạng trẻ bị tiêu chảy sau khi uống vắc xin ngừa tiêu chảy cấp do Rotavirus gây ra xuất phát từ cơ chế hoạt động của loại vắc xin này. 

    Bởi vắc xin ngừa Rotavirus là một loại vắc xin sống đã được giảm động lực có chứa kháng nguyên của Rotavirus, các kháng nguyên này sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng nhẹ ở đường tiêu hoá khi được đưa vào cơ thể nhằm mục đích kích thích hệ miễn dịch chủ động tạo ra kháng thể đặc hiệu chống lại các kháng nguyên trong vắc xin và tiêu diệt chúng. Do đó, một số trẻ có thể bị rối tiêu hoá tạm thời với biểu hiện tiêu chảy, nôn ói…

    Nguyên nhân khiến trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy và cách chăm sóc tại nhà 1
    Trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy có thể là do tác dụng phụ của vắc xin

    Bên cạnh đó, hiện tượng trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác không phải từ vắc xin. Có thể là do trẻ vô tình bị nhiễm phải các tác nhân gây bệnh ở đường tiêu hoá sau khi tiêm vắc xin, chẳng hạn như:

    • Do nhiễm trùng đường ruột do khuẩn tụ cầu, vi khuẩn Salmonella…
    • Do rối loạn vi sinh đường ruột.
    • Do vệ sinh kém trong việc ăn uống.

    Ngoài ra, trẻ cũng có thể đã bị nhiễm phải mầm bệnh gây tiêu chảy trước khi tiêm chủng và mầm bệnh này bắt đầu khởi phát sau khi tiêm vắc xin, gây nhiễm trùng đường ruột dẫn đến tiêu chảy.

    Ở những trẻ nhỏ vẫn đang bú mẹ bị tiêu chảy sau khi tiêm vắc xin có thể do người mẹ ăn những loại thực phẩm lạnh trước khi cho bé bú, từ đó khiến trẻ dễ mắc phải các vấn đề liên quan đến đường tiêu hoá như nôn mửa, tiêu chảy…

    Nguyên nhân khiến trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy và cách chăm sóc tại nhà 2
    Trẻ sau khi tiêm phòng bị nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn có thể bị tiêu chảy

    Trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

    Theo các chuyên gia cho biết, trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy chỉ là một trong các phản ứng phụ thường gặp sau tiêm vắc xin mà người lớn cũng có thể gặp phải. Hiện tượng tiêu chảy có thể là một dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của cơ thể đang hoạt động mãnh liệt nhằm đáp trả lại sự tấn công của kháng nguyên virus có trong vắc xin mà không đủ khả năng gây bệnh cho trẻ. 

    Tình trạng tiêu chảy sau tiêm vắc xin thường sẽ thuyên giảm nhanh chóng và đưa trẻ trở lại với tình trạng tiêu hoá ổn định sau 1 - 3 ngày sau tiêm mà không gây ra bất kỳ bất lợi gì đối với sức khỏe của trẻ.

    Hệ thống cơ quan tiêu hoá của trẻ em chưa được hoàn thiện, còn non nớt và chưa đủ khả năng chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.

    Tuy nhiên, nếu trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy được xác định không phải do phản ứng phụ của vắc xin mà do các tác nhân nhiễm khuẩn đường tiêu hoá như vi khuẩn, ký sinh trùng… thì tình trạng tiêu chảy có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, gây mất nước nước dẫn đến suy kiệt và đe dọa đến tính mạng của bé.

    Nguyên nhân khiến trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy và cách chăm sóc tại nhà 3
    Trẻ bị tiêu chảy do tác dụng phụ của vắc xin và có thể tự khỏi sau 1 - 2 ngày

    Chăm sóc trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy như thế nào?

    Nếu trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy thì cha mẹ cần thực hiện các biện pháp chăm sóc trẻ như sau:

    • Bù nước cho trẻ: Tình trạng tiêu chảy nhiều, đi ngoài ra nhiều nước liên tục có thể khiến cơ thể trẻ bị mất nước, từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bé. Do đó, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp bù nước cho con. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ thì tích cực cho trẻ bú mẹ. Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở nên và đã ăn dặm, cha mẹ cần bổ sung nước cho trẻ bằng cách cho bé ăn sữa, cháo, nước gạo rang, súp, trái cây, nước ép… Cần bổ sung nước và điện giải theo chỉ định của bác sĩ nếu trẻ bị tiêu chảy nặng.
    • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ: Cha mẹ cần phải rửa tay thật sạch sẽ với xà phòng tiệt khuẩn sau khi thay tã cho bé, đồng thời rửa thật sạch chân, tay, hậu môn và miệng cho trẻ nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm và khiến cho tình trạng tiêu chảy của bé nghiêm trọng hơn.
    • Quan sát phân của trẻ: Cha mẹ có thể thông qua tính chất và màu sắc phân của trẻ để biết tình trạng tiêu chảy của con nhẹ hay nặng. Cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu thấy phân của trẻ có bất thường.
    • Bổ sung men vi sinh: Trẻ bị tiêu chảy đồng nghĩa với việc hệ tiêu hoá của bé đang bị tổn thương. Do đó, cha mẹ nên tăng cường lợi khuẩn đường ruột cho trẻ nhằm hỗ trợ hệ thống miễn dịch thông qua cách bổ sung men vi sinh hoặc cho thêm sữa chua vào khẩu phần ăn uống của bé.
    • Chế độ dinh dưỡng khoa học: Người mẹ đang cho con bú cần ăn uống lành mạnh và đầy đủ để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho trẻ đang phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ. Đối với trẻ đang ăn dặm, cha mẹ nên cho trẻ ăn những món ăn dễ tiêu hoá, tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng.
    • Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ: Sau khi tiêm vắc xin, cha mẹ cần cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ để giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng sau quá trình tập chung năng lượng để phản ứng lại với kháng nguyên của vắc xin.
    Nguyên nhân khiến trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy và cách chăm sóc tại nhà 4
    Cha mẹ cần cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ sau khi tiêm vắc xin

    Tuy nhiên, nếu tình trạng tiêu chảy sau khi tiêm vắc xin kéo dài và có xu hướng nghiêm trọng hơn thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

    Tóm lại, trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy có thể là một phản ứng phụ thông thường sau tiêm chủng và là một dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của bé đang hoạt động nhằm tạo ra kháng thể chống lại các kháng nguyên có trong vắc xin. Tuy nhiên, nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng thì cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kịp thời điều trị.

    Table of Content

      Blog mới nhất

      Xu hướng phụ kiện mạnh mẽ nhất mùa Xuân Hè 2025 vẫn tiếp tục là bag charm

      Niềm đam mê lớn nhất của các tín đồ thời trang suốt năm qua chính là bag charm. Sang năm 2025, món phụ kiện này vẫn sẽ tiếp tục thống trị danh sách những xu hướng Xuân Hè không thể bỏ lỡ.
      21/12/2024

      Khi tâm trạng buồn bã, bạn hãy thử những cách này để cảm thấy dễ chịu hơn

      Dưới đây là một số cách bạn có thể làm khi tâm trạng buồn bã, với cảm xúc nhẹ nhàng hơn.
      18/12/2024

      Xu hướng du lịch 2025: Nhìn lên bầu trời ngắm vì tinh tú, các anh trai "say hi"

      Phá bỏ những rào cản của khái niệm du lịch truyền thống, xu hướng du lịch của năm 2025 hướng đến những trải nghiệm toàn diện về tinh thần và phục hồi sức khỏe.
      14/12/2024

      Gợi ý quà tặng Giáng sinh 2024 "bắt trend" giúp bạn ghi điểm trong mắt crush

      Giáng sinh sắp đến, để giúp bạn “gỡ rối” về ý tưởng tặng quà, dưới đây là các món quà tuyệt vời dành cho crush hoặc bạn thân, gia đình.
      13/12/2024

      Bạn cần cải thiện giấc ngủ và giảm bớt lo âu? Thử học cách của Kendall Jenner

      Nếu bạn đang tìm cách để xây dựng những thói quen tốt, để cải thiện giấc ngủ và giảm bớt lo âu, hãy thử xem qua cách của siêu mẫu Kendall Jenner.
      11/12/2024