Nước cam uống lúc nào tốt? Uống nước cam đúng cách là mang đến nhiều lợi ích sức khỏe. Một ly nước cam buổi sáng giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên uống nước cam sau bữa ăn từ 1 - 2 giờ, khi dạ dày đã tiêu hóa phần nào thức ăn, giúp cơ thể dễ hấp thụ dưỡng chất hơn. Uống nước cam khi đói hoặc ngay sau ăn có thể gây khó chịu dạ dày do hàm lượng axit cao trong cam.
Sau khi đã tìm hiểu nước cam uống lúc nào tốt, hãy cùng khám phá những lợi ích nổi trội của nước cam đối với sức khỏe.
Nước cam chứa nhiều nước, vitamin và khoáng chất, giúp cải thiện tuần hoàn máu và thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Nhờ đó, các tế bào da mới nhanh chóng thay thế những tế bào cũ bị hư tổn, giúp da trở nên sáng mịn và đều màu hơn.
Các axit alpha-hydroxy trong nước cam hoạt động như một chất tẩy tế bào chết tự nhiên, loại bỏ lớp da chết trên bề mặt. Ngoài ra khi kết hợp cùng các vitamin và khoáng chất khác, nước cam còn giúp tái tạo làn da, làm cho da trở nên sáng và mịn màng hơn.
Nước cam giúp ngăn ngừa mụn nhờ thành phần axit citric có tác dụng làm sạch bụi bẩn và bã nhờn trên da. Loại axit này không chỉ giúp làm sạch lỗ chân lông mà còn có tính kháng khuẩn, tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn.
Bên cạnh đó, uống nước cam còn giúp lỗ chân lông thông thoáng hỗ trợ ngăn ngừa mụn, đặc biệt là loại mụn bọc, mụn đầu đen và mụn viêm.
Một trong những lợi ích nổi bật của nước cam là hỗ trợ hệ miễn dịch nhờ giàu hàm lượng vitamin C. Vitamin C đóng vai trò như một chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do.
Do đó, nếu uống nước cam đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cải thiện chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc cảm lạnh, đặc biệt khi thời tiết thay đổi. Ngoài ra, vitamin C còn kích thích sản xuất collagen, hỗ trợ làm lành vết thương và bảo vệ da trước các tác nhân gây hại từ môi trường.
Nước cam không chỉ là thức uống bổ dưỡng mà còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Trong nước cam chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp điều hòa hoạt động của nhu động ruột và ngăn ngừa tình trạng táo bón.
Uống một ly nước cam vào buổi sáng không chỉ kích thích hệ tiêu hóa mà còn làm dịu dạ dày, giúp bình thường hóa lượng axit và dịch vị trong dạ dày. Điều này rất có lợi cho những người thường xuyên gặp vấn đề tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi hoặc tiêu chảy. Ngoài ra, nước cam cũng giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, làm cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
Sỏi thận là quá trình tích tụ khoáng chất trong thận trong thời gian dài, có thể gây những biến chứng nghiêm trọng. Nước cam có khả năng làm tăng độ kiềm trong nước tiểu, ngăn chặn hình thành sỏi thận.
Một số nghiên cứu rằng uống nước cam có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận hơn so với một số loại nước trái cây khác như nước chanh. Nhờ khả năng điều chỉnh nồng độ pH trong nước tiểu, nước cam giúp phòng ngừa bệnh sỏi thận hiệu quả.
Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới, nhưng chế độ ăn uống lành mạnh với nước cam có thể giúp giảm nguy cơ này. Nước cam chứa các chất chống oxy hóa và khoáng chất như kali, giúp hạ huyết áp và giảm cholesterol xấu (LDL), đồng thời tăng cholesterol tốt (HDL).
Một nghiên cứu được thực hiện trên một nhóm người sử dụng nước cam trong thời gian dài đã cho thấy mức cholesterol LDL giảm nhanh chóng, trong khi mức cholesterol HDL lại tăng lên, hỗ trợ bảo vệ sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, kali trong nước cam còn có vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhịp tim, ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp.
Trong nước cam chứa một lượng lớn folate, một loại vitamin B quan trọng giúp tổng hợp DNA và bảo vệ tế bào khỏi sự tổn hại của gốc tự do. Folate cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sản sinh tế bào hồng cầu, giúp máu lưu thông tốt hơn trong cơ thể.
Nhờ vậy, khi uống nước cam mỗi ngày, cơ thể được cung cấp lượng folate cần thiết để cải thiện quá trình lưu thông máu, cung cấp oxy và dưỡng chất đến các mô và cơ quan.
Một số người cần thận trọng hoặc nên tránh uống nước cam vì có thể gây tác động xấu đến sức khỏe. Chẳng hạn, người mắc bệnh viêm tuyến tụy, viêm loét dạ dày hoặc viêm loét tá tràng nên hạn chế uống nước cam. Bởi do hàm lượng axit cao trong nước cam có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày, gây kích ứng vết thương viêm loét.
Bên cạnh đó, đối với những ai đang dùng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, cần nên tránh uống nước cam vì có khả năng gây ra tương tác không mong muốn, làm giảm hiệu quả của thuốc. Việc này có thể gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
Ngoài ra, hàm lượng đường và axit trong nước cam, đặc biệt khi thêm đường vào thức uống này, có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường hoặc gây ra các vấn đề về khớp và đường huyết nếu uống quá nhiều mỗi ngày.
Bài viết trên đây là những chia sẻ về nội dung “nước cam uống lúc nào tốt”. Có thể thấy rằng nước cam mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe như tăng hệ thống miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và phòng ngừa mụn. Tuy nhiên, để phát huy tối đa các công dụng này, việc uống nước cam đúng cách là điều quan trọng. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thể bổ sung nước cam vào chế độ ăn uống hàng ngày một cách hợp lý nhé.